Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

quiet shh be quiet comedy tim and eric
Ngày 1/7 tới đây bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi sẽ có hiệu lực, một trong những điểm đáng chú ý của văn bản này là quy định về quyền im lặng.

Theo đó người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.

Đây là quy định diễn giải ra từ quyền im lặng. Đúng ra pháp luật phải được quy định ngay thẳng rõ ràng, quyền im lặng là quyền được im lặng hoặc quyền từ chối khai báo để mọi người hiểu đúng, làm đúng.

image
Song vì phải dung hòa với những ý kiến phản đối nên thay vì diễn giải trực diện dễ hiểu luật lại viết theo nghĩa việc khai báo là một quyền chứ không phải là nghĩa vụ.

Nay để thực hiện quy định này được chính xác đầy đủ, giúp bảo vệ người dân khi lâm vào vòng lao lý, tránh bị bất lợi thua thiệt hay bị lừa gạt, mọi người cần được hướng dẫn và thống nhất cách thực hiện.

Không phải mới

Việc quy định khai báo là một quyền không phải là quy định mới của lần sửa đổi này, mà ngay từ khi ban hành bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã có quy định người bị bắt giữ, bị can, bị cáo được quyền trình bày lời khai. Tức là việc khai báo là quyền chứ không phải nghĩa vụ.

Nhưng cách quy định không rõ ràng và không gian áp dụng điều luật thường trong môi trường giam giữ thiếu vắng kiểm soát, nên hàng chục năm qua hàng triệu con người dính dáng đến điều tra hình sự mà không biết ý nghĩa về quyền của mình để vận dụng bảo vệ.

Tệ hơn nữa chính những người làm việc trong lĩnh vực tư pháp được xem là hiểu luật cũng không làm việc cần làm để giúp thực hiện đúng quyền cho bị can bị cáo.

image
Mọi người không hiểu một điều rằng, nếu khai báo là một thứ quyền thì người ta có thể từ chối không thực hiện quyền này. Cơ quan điều tra không thể ép buộc người ta thực hiện quyền của họ, vì đó không phải là nghĩa vụ.

Ví như bị can có quyền mời luật sư bào chữa, nhưng bao nhiêu năm qua có bao giờ điều tra viên ép bị can phải thực hiện quyền mời luật sư bào chữa đâu?

Việc mời luật sư bào chữa hay trình bày lời khai đều là quyền của bị can. Trong rất nhiều trường hợp bị can không thực hiện quyền mời luật sư bào chữa mà chẳng ai cho là sai, vậy nếu họ không thực hiện quyền trình bày lời khai thì có gì là sai?

Cho nên cần khẳng định lại rằng, việc mời luật sư bào chữa và việc trình bày lời khai đều là quyền của bị can, nếu bị can không thực hiện quyền này cũng không có gì là sai cả.

Cái lý luận đơn giản như vậy nhưng hàng chục năm qua đã không được làm rõ khiến cho hàng triệu con người vẫn lầm tưởng việc khai báo là một nghĩa vụ đương nhiên. Điều này giống như một sự lừa gạt rộng lớn trong thực thi áp dụng pháp luật.

Nhiều người đã không nhận ra ý nghĩa của việc quy định khai báo là quyền. Nhưng không không loại trừ có những người nhận ra thấy được khả năng áp dụng điều luật có lợi cho bị can bị cáo. Ví như những người soạn luật hoặc các chuyên gia tư pháp song họ lại không có động lực để giải thích cho bị can hiểu đúng và thực hiện cho đúng cái quyền của mình.

Lý do là tồn tại nhận thức chung coi trọng việc xử lý tội phạm hơn là bảo vệ quyền công dân, từ đó dẫn đến tâm lý chẳng ai thương xót kẻ tội phạm, nên không ai thèm vẽ đường cho hươu chạy.

Lá chắn bảo vệ

image
Tử tù Hàn Đức Long người đã 10 năm kêu oan, nạn nhân của việc không được thực hiện quyền im lặng

Lâu nay tồn tại nhận thức sai lầm rằng đã là bị can bị cáo thì phải khai báo tội trạng, kẻ nào không chịu khai báo là ngoan cố chống đối sẽ bị nghiêm trị. Nhận thức này cần phải thay đổi.

Vì lẽ rằng bản thân việc điều tra xử lý tội phạm xét cho cùng đó cũng chỉ là một hoạt động phương tiện nhằm bảo vệ các quyền công dân, đem lại đời sống bình an hạnh phúc cho con người.

Nhận thức được điều đó, trên tiến trình tranh đấu lâu dài cho các quyền con người, lịch sử tư pháp thế giới đã đúc rút ra những nguyên lý giá trị đòi hỏi các hoạt động tố tụng điều tra phải tuân theo để bảo vệ nhân quyền, trong đó có quy định về quyền im lặng.

Quyền im lặng trở thành tấm lá chắn giúp bảo vệ công dân tránh khỏi sự xâm hại của quyền hành bạo ngược.

Quyền im lặng hay quyền không khai báo đã trở thành một phần của luật pháp quốc tế phổ quát, đã được quy định trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hợp Quốc năm 1966 mà Việt Nam ký kết tham gia năm 1982.

Theo đó nội dung công ước quốc tế quy định: Trong các vụ hình sự, tất cả các bị cáo đều được hưởng đồng đều những bảo đảm tối thiểu sau đây, được quyền không khai, để khỏi phải tự buộc tội mình, hay khỏi phải thú nhận tội trạng.

Cách thực hiện quyền im lặng

ross gellar quiet
Nay pháp luật Việt Nam cũng đã có quy định về quyền im lặng, tuy không viết rõ bị can được quyền im lặng hoặc quyền không khai báo luật cũng đã quy định việc trình bày lời khai là quyền chứ không phải nghĩa vụ.

Nay tôi hướng dẫn cho mọi người cách thực hiện quyền im lặng như sau, để khi chẳng may lâm vào vòng lao lý thì biết cách tự bảo vệ.

Đầu tiên, khi bị bắt giữ ngồi trước cán bộ điều tra và chuẩn bị hỏi cung, bạn sẽ được thông báo và giải thích về các quyền của mình.

Nhiều quyền mà bạn có như quyền được mời luật sư bào chữa, quyền được đưa ra yêu cầu, quyền được trình bày lời khai, quyền được khiếu nại việc làm của cán bộ điều tra, quyền được đề nghị thay đổi cán bộ điều tra.

image
Khi bị bắt giữa và trước khi bị hỏi cung, người bị bắt phải được thông báo và giải thích các quyền của mình.

Nếu bạn không thấy cán bộ nói cho mình về các quyền, bạn hãy nhắc họ là đề nghị anh thông báo và giải thích cho tôi về các quyền, nếu cán bộ điều tra không làm là vi phạm pháp luật.

Sau khi đã được nghe thông báo và giải thích về các quyền, bạn hãy hỏi rõ: Việc tôi khai báo đó là nghĩa vụ hay là QUYỀN ? Nếu là QUYỀN và theo như tôi biết đó là QUYỀN thì tôi từ chối thực hiện quyền trình bày lời khai của mình và muốn mời luật sư.

Nếu cán bộ điều tra là người biết tuân thủ pháp luật thì họ sẽ phải chấp nhận yêu cầu của bạn.

Nếu bạn chứng tỏ được mình là người cứng cỏi có hiểu biết thì điều tra viên sẽ đối xử lại với bạn như những người có hiểu biết.

Trường hợp là bị can bị cáo trong vụ án hình sự, bạn nên biết rằng cán bộ quản giáo nơi giam giữ có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho bạn. Còn cán bộ điều tra thuộc ngạch khác, việc lấy lời khai của họ cũng chịu sự giám sát của quản giáo nhằm tránh việc đánh đập (tới đây sẽ còn lắp camera ở các phòng hỏi cung).

Cho nên nếu bạn không muốn khai báo để khỏi tự buộc tội mình, hãy mạnh dạn thực hiện quyền im lặng. (Lưu ý là người ta sẽ sử dụng lời khai của bạn để kết tội bạn).

friends angry ross fuck you ross gellar
Theo đó khẩu ngữ bạn cần nhớ là TÔI TỪ CHỐI THỰC HIỆN QUYỀN TRÌNH BÀY LỜI KHAI CỦA MÌNH, VÀ TÔI MUỐN MỜI LUẬT SƯ.

Tốt hơn nữa bạn có thể nêu tên cụ thể một luật sư mình biết, điều đó sẽ cho thấy bạn là người có ý thức bảo vệ mình trước các vấn đề pháp lý (cho nên mới quen biết luật sư từ trước).

Thông qua việc bày tỏ ý kiến như vậy, các bạn sẽ được đối xử tốt nhất có thể, vì mặc dù luật quy định như vậy nhưng việc tuân thủ pháp luật hiện nay cũng còn nhiều vấn đề, trong bối cảnh bị bắt giam giữ mà dám nói lên câu từ chối khai báo hẳn cũng cần đến sự dũng cảm.

Vậy để việc thực hiện quyền im lặng được thuận lợi, biến vấn đề mới lạ trở thành lề lối làm việc chuẩn mực hợp pháp văn minh, ngay từ bây giờ mọi người hãy phổ biến cho nhau cách thức thực hiện quyền im lặng.

Khi càng đông người biết và thực hiện thì mỗi hành vi việc làm sẽ như một sợi chỉ mảnh giúp đan kết làm nên tấm áo giáp bảo vệ cho chúng ta.



LS Ngô Ngọc Trai

quiet silence the hunchback of notre dame be quiet frollo

Vì sao bia Anh đắt hàng ở Trung Cộng?
Phải làm sao khi nhân viên mất trí nhớ?
Thư gởi các đại biểu tham dự ĐH_TĐ_CSVN_12
Khi lòng yêu nước bị từ khước
Khi nền văn minh con người biến mất
Đinh Cường: nghệ thuật là cứu rỗi, kỷ niệm là đam ...
Lê Thu Hà : bạn tôi!
Nước mắm Number One
Xuân này họ không về
Tính bầy đàn làm con người ngu xuẩn?
Thế nào là một nhà lãnh đạo giỏi?
Người tàn nhẫn thường thành công?
GS Ngô Bảo Châu : Yêu nước
Khi bạn hay mộng mơ giữa ban ngày
Lam Phương, người nhạc sĩ của khăn tay và nước mắt...
Giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh
TC chiếm 85% thương mại biên giới của Việt Nam
Trung Cộng 'đáp thử hai phi cơ' xuống Đá Chữ Thập...
Năm 2016: Đầy những bất an
Những 'tàu ma' Bắc Hàn trôi dạt vào Nhật Bản

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Categories

Popular Posts

Blogger Templates