Hình ảnh chai nước ngọt có ruồi được đưa lên mạng xã hội
Chiều 18/12/2015, Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang đã kết án anh Võ Văn Minh 7 năm tù về “Tội cưỡng đoạt tài sản” (Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản) quy định tại Điều 135 Bộ Luật hình sự. Theo Tòa án vụ án diễn biến như sau.
Ngày 03/12/2014, Võ Văn Minh khi bán hàng ăn nhì thấy có con ruồi trong một chai Number 1, sản phẩm của công ty Tân Hiệp Phát. Hai ngày sau, Minh gọi điện cho Tân Hiệp Phát và yêu cầu công ty này đưa cho Minh 1 tỷ đồng để đổi lấy chai Number 1 chứa ruồi và việc Minh không khiếu kiện đến Ban bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Bình Dương, không đăng trên báo chí thông tin về chai Number 1 chứa ruồi và không in 5000 tở rơi có cùng thông tin. Tân Hiệp Phát đã ba lần cử nhân viên của mình đến gặp Minh để nói rõ “chủ trương của Công ty không giải quyết bằng tiền đối với sản phẩm có lỗi” và đề xuất tặng Minh một số sản phẩm của Công ty thay lời cảm ơn và xin nhận lại chai Number 1 chứa ruồi. Minh vẫn yêu cầu Tân Hiệp Phát giao tiền nhưng giảm số tiền từ 1 tỷ đồng xuống 600 triệu đồng và cuối cùng 500 triệu đồng. Ngày 23/1/2015 Tân Hiệp Phát đã tố cáo Minh với công an tỉnh Tiền Giang. Ngày 27/1/2015, Tân Hiệp Phát giao 500 triệu đồng cho Minh và khi Minh nhận tiền của công ty này thì bị công an tỉnh Tiền Giang “bắt quả tang”!
Ngày 03/12/2014, Võ Văn Minh khi bán hàng ăn nhì thấy có con ruồi trong một chai Number 1, sản phẩm của công ty Tân Hiệp Phát. Hai ngày sau, Minh gọi điện cho Tân Hiệp Phát và yêu cầu công ty này đưa cho Minh 1 tỷ đồng để đổi lấy chai Number 1 chứa ruồi và việc Minh không khiếu kiện đến Ban bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Bình Dương, không đăng trên báo chí thông tin về chai Number 1 chứa ruồi và không in 5000 tở rơi có cùng thông tin. Tân Hiệp Phát đã ba lần cử nhân viên của mình đến gặp Minh để nói rõ “chủ trương của Công ty không giải quyết bằng tiền đối với sản phẩm có lỗi” và đề xuất tặng Minh một số sản phẩm của Công ty thay lời cảm ơn và xin nhận lại chai Number 1 chứa ruồi. Minh vẫn yêu cầu Tân Hiệp Phát giao tiền nhưng giảm số tiền từ 1 tỷ đồng xuống 600 triệu đồng và cuối cùng 500 triệu đồng. Ngày 23/1/2015 Tân Hiệp Phát đã tố cáo Minh với công an tỉnh Tiền Giang. Ngày 27/1/2015, Tân Hiệp Phát giao 500 triệu đồng cho Minh và khi Minh nhận tiền của công ty này thì bị công an tỉnh Tiền Giang “bắt quả tang”!
Có luật sư cho rằng anh Minh không phạm tội vì “công ty không phải là người” nên không thể có chuyện Tân Hiệp Phát bị uy hiếp tinh thần. Thế nhưng người viết bài này khẳng định “công ty là người”.
Thực vậy, công ty là “pháp nhân” hay “người pháp lý” (dịch từ tiếng Anh “legal person” dùng để chỉ công ty nói riêng, tổ chức nói chung) vì thỏa mãn các điều kiện của pháp nhân được quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự (Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi: 1. Được thành lập hợp pháp; 2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập). Cũng cần nói thêm rằng “pháp nhân” tương phản với “thể nhân” (dịch từ tiếng Anh “physical person”) để chỉ “người bằng xương bằng thịt”
Vả lại, nếu cho rằng tổ chức nói chung, công ty nói riêng, không phải là “người” thì không lẽ pháp luật bó tay trước tổ chức nào đó đe dọa cá nhân hay tổ chức khác nhằm lấy tài sản của họ?
Do đó, để xác định anh Minh vô tội thì trước hết phải chứng minh được Tân Hiệp Phát không ở trong tình trạng bị uy hiếp tinh thần khi đưa 500 triệu đồng cho anh Minh để đổi lấy chai Number 1 chứa ruồi cùng việc anh Minh giữ kín thông tin này.
Đại diện Công ty Tân Hiệp Phát tại phiên tòa, Tổng giám đốc Trần Ngọc Bích trình bày: “Trước những hành vi đe dọa, uy hiếp doanh nghiệp của anh Minh, chúng tôi buộc phải nhờ cơ quan có thẩm quyền can thiệp, xử lý” và nói rõ là bà gửi đơn tố cáo đến công an vào ngày 23/1/2015, tức 4 ngày trước khi đưa tiền cho anh Minh dẫn đến việc anh Minh bị bắt.
Trước đó, bà Trần Uyên Phương, phó Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát cũng đã thừa nhận: “Khi nhận thấy sự việc có thể đi quá xa và mục đích của anh Minh sẽ là gây tổn hại đến uy tín của Tân Hiệp Phát nên chúng tôi buộc lòng phải báo cơ quan chức năng can thiệp. Và sau đó mọi việc đi theo tiến trình của pháp luật”. Ngay Hội đồng xét xử cũng khẳng định: “Cty Tân Hiệp Phát lo sợ bị ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín nên phải tố giác tội phạm”.
Lẽ đương nhiên sau khi tố cáo anh Minh với công an, Tân Hiệp Phát “nhất cử nhất động” trong liên hệ với anh Minh phải làm theo chỉ đạo của công an. Điều này có nghĩa việc Tân Hiệp Phát đưa tiền cũng như lập biên bản giao tiền cho anh Minh dẫn tới việc công an “bắt quả tang” anh Minh “cưỡng đoạt tài sản” của công ty này là do công an dàn dựng. Chính công an tỉnh Tiền Giang đã thừa nhận sự thật này khi tuyên bố với báo chí rằng sau khi nhận được tin báo của Tân Hiệp Phát, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC 45) đã chỉ đạo lực lượng Trinh sát tiến hành xác minh và “áp dụng biện pháp nghiệp vụ với Võ Văn Minh”.
Việc điều tra viên Trần Trí Tâm là người nhận đơn tố cáo của Tân Hiệp Phát (ngày 23/1/2015) lại chính là người “bắt quả tang” anh Minh nhận tiền của Tân Hiệp Phát (27/1/2015) và tiếp đó được phân công làm điều tra viên chính vụ anh Minh “cưỡng đoạt tài sản” của Tân Hiệp Phát (ngày 4/2/2015) cũng như việc cơ quan điều tra cho người bảo vệ quyền lợi của Tân Hiệp Phát là Luật sư Nguyễn Minh Hoàng tham gia hỏi cung anh Minh – hành vi xâm phạm trắng trợn Luật tố tụng hình sự vì Luật này không cho phép luật sư của nguyên đơn tham dự hỏi cung, chứ đừng nói trực tiếp hỏi cung bị can – càng cho thấy việc anh Minh bị bắt hoàn toàn không phải tình cờ mà là kết quả của việc anh bị “sập bẫy” do công an gài.
Như vậy, Tân Hiệp Phát một khi đã tố cáo anh Minh với công an và hơn thế nữa, tích cực tham gia đưa anh Minh vào “bẫy” do công an gài thì rõ ràng công ty này rất có ý thức về việc chai Number 1 chứa ruồi mà anh Minh đang nắm giữ trước sau cũng sẽ được công luận biết, sớm thì do chính công an thông tin, muộn thì qua xét xử tại tòa, tức công ty này không hề lo sợ thương hiệu, uy tín của mình vì thế bị ảnh hưởng. Trên thực tế, ngay chiều ngày 5/2/2015, tức chỉ 6 ngày sau bắt anh Minh, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã thông tin cho báo chí về bắt tạm giam anh Minh để làm rõ hành vi “cưỡng đoạt tài sản” Tân Hiệp Phát của anh Minh.
Tóm lại, Tân Hiệp Phát tố cáo anh Minh với công an là nhằm “trừng trị” anh này đã “dám” đòi công ty này nhiều tiền chuộc chứ không hề do lo sợ thương hiệu, uy tín của mình sẽ bị ảnh hưởng, đồng nghĩa không có việc công ty này bị anh Minh “uy hiếp tinh thần” khi đưa tiền cho anh Minh. Mà Tân Hiệp Phát đã không bị anh Minh “uy hiếp tinh thần” thì việc anh Minh nhận tiền từ Tân Hiệp Phát đương nhiên không cấu thành “Tội cưỡng đoạt tài sản”.
Không chỉ thế - người viết bài này khẳng định - ngay cả trong trường hợp Tân Hiệp Phát không báo công an về hành vi của anh Minh mà vẫn đưa 500 triệu đồng cho anh Minh để đổi lấy chai Number 1 chứa ruồi cùng sự im lặng của anh Minh thì hành vi của anh Minh cũng không phải là “cưỡng đoạt tài sản”.
Điều 25 Bộ Luật dân sự bảo vệ quyền nhân thân (bí mật đời tư, hình ảnh cá nhân…). Do đó, đòi người khác đưa tiền hay tài sản khác để đổi lấy việc không công bố thông tin về nhân thân của cá nhân đó đương nhiên là trái luật pháp và do đó cấu thành hành vi “cưỡng đoạt tài sản”. Ngược lại, pháp luật không cấm công bố thông tin về tổ chức, tức có hoạt động liên quan đến cuộc sống của cộng đồng, của xã hội, trừ thông tin liên quan đến bí mật Nhà nước. Do đó thương lượng về việc một tổ chức đưa tiền hoặc tài sản khác để đổi lấy việc không công bố thông tin có thật nhưng bất lợi (không mang tính tội phạm) cho tổ chức đó là hoàn toàn hợp pháp. Lẽ dĩ nhiên, tổ chức đó không buộc mua lại thông tin. Trong trường hợp đồng ý mua lại thông tin, tổ chức đó có thể thương lượng về giá với người nắm giữ thông tin. Nói cách khác, một khi pháp luật thừa nhận quyền thương lượng giữa các đương sự thì không thể có yếu tố hình sự trong đó.
Vậy “thương lượng” có được áp dụng cho anh Minh và Tân Hiệp Phát?
Vẫn Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Điều 31 quy định: “1/ Người tiêu dùng có quyền gửi yêu cầu đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ để thương lượng khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm; 2/ Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu”.
Như vậy anh Minh với tư cách người tiêu dùng sản phẩm của Tân Hiệp Phát hoàn toàn có quyền thương lượng với công ty này về việc công ty này mua lại chai Number 1 chứa ruồi cũng như sự im lặng của anh Minh về sản phẩm này. Tóm lại, hành vi của anh Minh là hoàn toàn hợp pháp. Mà đã là hợp pháp thì kể cả anh Minh đòi Tân Hiệp Phát số tiền lớn hơn 500 triệu đồng bao nhiêu đi nữa cũng chỉ là “thuận mua, vừa bán”, là hành vi dân sự. Trên thực tế, Tân Hiệp Phát đã thương lượng với anh Minh cả thảy ba lần.
Kết luận lại, việc bắt giam và rồi kết án tù anh Minh về “Tội cưỡng đoạt tài sản” là hoàn toàn trái pháp luật không chỉ vì Tân Hiệp Phát khi đưa tiền cho anh Minh không hề trong tình trạng “tinh thần bị uy hiếp” mà nhất là vì anh Minh đưa ra yêu cầu tiền nong với Tân Hiệp Phát chỉ là thực hiện quyền thương lượng của người tiêu dùng được pháp luật công nhận. Tình tiết sau đây của phiên tòa càng chứng tỏ anh Minh đã bị bắt và bỏ tù oan.
Khi được Hội đồng xét xử hỏi liệu công ty có bị ảnh hưởng sau khi vụ việc được nêu trên báo chí, tổng giám đốc Tân Hiệp Phát Trần Ngọc Bích cho biết doanh số giảm sút, thiệt hại có thể lên tới vài ngàn tỷ đồng do người tiêu dùng quay lưng lại với sản phẩm của công ty này. Trả lời tiếp câu hỏi “Vậy công ty có yêu cầu bồi thường không?” của Hội đồng xét xử, bà Bích nói rằng công ty thiệt hại rất lớn nhưng anh Minh cũng gánh chịu hậu quả nặng nề nên công ty không yêu cầu bồi thường và xin xem xét, giảm nhẹ cho bị cáo.
Như vậy Tân Hiệp Phát cũng như Hội đồng xét xử khẳng định anh Minh đã gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho Tân Hiệp Phát. Thế nhưng cả Tân Hiệp Phát lẫn Hội đồng xét xử đều biết rất rõ rằng thông tin về sản phẩm Number 1 chứa ruồi của Tân Hiệp Phát đăng trên báo chí là do Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Tiền Giang và tiếp đó do chính Tân Hiệp Phát bằng “Thông báo chính thức về vụ việc con ruồi” rồi Viện kiểm sát và cuối cùng Tòa án tỉnh Tiền Giang cung cấp, nhất là trong bối cảnh anh Minh đã bị bắt giam. Do đó việc Tân Hiệp Phát không yêu cầu anh Minh bồi thường thiệt hại cũng như Hội đồng xét xử chấp nhận quan điểm này của Tân Hiệp Phát không gì khác hơn là “gắp lửa bỏ tay người”, quyết vẽ nên một Võ Văn Minh “tội phạm” cho bằng được!
Điều đáng lưu ý là chỉ tính từ 2009 đến nay đã có hàng chục sự cố được báo chí đưa tin liên quan đến sản phẩm Tân Hiệp Phát không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng (chứa ruồi, dán, lông và các dị vật khác, đóng cợn, nguyên liệu quá hạn sử dụng…) và đây cũng không phải là lần đầu tiên Tân Hiệp Phát báo công an bắt người đòi tiền chuộc sản phẩm không đảm bảo vệ sinh của công ty này để rồi ít nhất có 2 người trong số đó đã bị kết án tù về cùng “Tội cưỡng đoạt tài sản” như anh Minh.
Để minh bạch công lý đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Tiền Giang bóp méo một cách nghiêm trọng trong vụ “con ruồi Tân Hiệp Phát” dẫn đến anh Võ Văn Minh bị tù oan, có ba điều tối thiểu sau đây Tòa phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao cần phải làm.
Một là, trả tự do ngay lập tức cho anh Võ Văn Minh do anh Minh không phạm “Tội cướng đoạt tài sản” đồng thời xin lỗi và bồi thường cho anh Minh do anh Minh đã bị bắt giam và bỏ tù trái pháp luật cũng như đề nghị tòa án có thẩm quyền hủy án tù và xin lỗi, bồi thường cho tất cả những người bị kết án tù do bị công an phối hợp với Tân Hiệp Phát “gài bẫy” tương tự như anh Minh.
Hai là, truy cứu các cá nhân tại Công an và Viện kiểm sát tỉnh Tiền Giang về “Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội” quy định tại Điều 293 Bộ Luật hình sự do đã bắt giam và truy tố anh Võ Văn Minh.
Ba là, truy cứu Hội đồng xét xử Tòa án tỉnh Tiền Giang về “Tội ra bản án trái pháp luật” quy định tại Điều 295 Bộ Luật hình sự do đã kết án tù trái pháp luật anh Võ Văn Minh.
Về phía Tân Hiệp Phát mà đại diện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Quí Thanh và Tổng giám đốc Trần Ngọc Bích, dù chưa phải hầu tòa do là đồng phạm với công an trong việc “hình sự hóa” tất cả những ai thực hiện quyền thương lượng về bồi thường sản phẩm độc hại của công ty thì ngay từ bây giờ đã nhận được “bản án” nghiêm khắc nhất, tương xứng với hành xử bất chấp tính mạng, sức khỏe cộng đồng, theo kiểu “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” của Tân Hiệp Phát khi mọi sản phẩm của công ty này bị người tiêu dùng Việt Nam đồng loạt quay lưng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét