Thành phần chính của khoai lang là tinh bột, ngoài ra còn có chất xơ và các loại vitamin A, vitamin C, vitamin B6... Ngoài việc được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng, khoai lang còn được coi là một loại thảo dược “quý” đối với sức khỏe. Những nghiên cứu khoa học cho thấy khoai lang không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có những công dụng phòng chữa bệnh và là một trong những thực phẩm tạo miễn dịch tốt cho cơ thể. Dưới đây Đỗ Bảo Nam Blog xin gới thiệu một số tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe của con người mà các bạn nên tham khảo.
Tác dụng của khoai lang trong việc phòng bệnh
Lượng vitamin A và C dồi dào trong khoai lang góp phần ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư khác nhau. Các kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới đã cho thấy chất sắt chống ôxy hóa Antoxian có nhiều trong tinh bột của khoai lang, có tác dụng giảm tác động nguy hiểm của kim loại nặng và các gốc ôxy hóa tự do đối với cơ thể.Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng đường huyết hay tăng cân. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng. Hàm lượng cao vitamin B6 chứa trong khoai lang làm giảm homocysteine trong cơ thể. Homocysteine có liên quan đến các bệnh lý thoái hóa và tim mạch. Nồng độ homocysteine trong máu cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp ngăn ngừa cảm lạnh và virus cúm. Đồng thời, vitamin C cũng rất cần thiết cho xương và răng, tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình hình thành các tế bào máu. Ngoài ra, vitamin C còn góp phần chữa lành vết thương, tạo collagen giữ cho làn da luôn tươi trẻ, giảm stress và bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố có nguy cơ gây ung thư.
Vitamin D trong khoai lang có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường sức khoẻ tổng quát. Vitamin D góp phần giữ cho hệ xương, tim mạch, thần kinh, răng, da và tuyến giáp khỏe mạnh.
Mới đây, các nhà khoa học đã khám phá ra nhóm chất dinh dưỡng trong khoai lang có tên là batatoside có khả năng chống lại các đặc tính của vi khuẩn và nấm. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, chất cyanidins và peonidins trong khoai lang có khả năng giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của kim loại nặng tới sức khỏe con người.
Tác dụng của khoai lang đối với bệnh tiểu đường
Vì khoai lang có nhiều vitamin A, nên rất tốt cho ổn định nồng độ đường trong máu bằng cách giúp bài tiết và thực hiện chức năng của hàm lượng insulin. Thế nhưng, không được ăn bừa bãi. Trong trường hợp bệnh nhân tụt huyết áp, thì nên ăn nhiều hơn một chút để tăng huyết áp.Những nghiên cứu trên thú vật cho thấy có sự liên hệ giữa việc tiêu thụ khoai lang và tình trạng ổn định nồng độ đường huyết. Một trong những nguyên nhân là do khoai lang có chứa nhiều carotenoics. Nhiều nghiên cứu cho thấy carotenoids có chức năng điều hòa đường huyết. Khoai lang còn có khả năng làm giảm sự kháng insulin. Insulin rất cần thiết cho cơ thể để “mở khóa” tế bào, cho phép đường từ máu đi vào tế bào. Kháng insulin nghĩa là khi tế bào không đáp ứng với insulin, không cho phép đường huyết đi vào tế bào một cách tự nhiên để nuôi dưỡng tế bào.
Nguồn chất xơ phong phú có trong khoai lang cũng có tác dụng tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì chất xơ có tác dụng làm giảm nồng độ đường huyết bằng cách làm giảm tốc độ của thực phẩm bị biến chuyển thành glucose để được hấp thu vào máu. Hơn nữa, do trong thành phần có nhiều phức carbohydrates nên khoai lang có thể giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể.
Tác dụng của khoai lang trong việc giảm cân
Có rất nhiều chị em lên diễn đàn hỏi ăn khoai lang có béo không, có người hỏi ăn khoai lang có giảm cân không... Thực tế các nhà khoa học đã chứng minh khoai lang có khả năng giúp giảm cân cực hiệu quả nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào gấp đôi các loại khoai khác. Điều này làm hạn chế khẩu phần ăn của chúng ta so với bình thường, vì chất xơ giúp no nhanh chóng. Ngoài ra, lượng nước cao trong đó cũng góp phần hỗ trợ cho công cuộc giảm cân.Trong thành phần của khoai lang hoàn toàn không chứa chất béo và cholesterol nên ngăn ngừa quá trình chuyển hóa thành chất béo tích tụ trong cơ thể. Không những thế khoai lang còn chứa chất khó phân hủy trong dung môi hữu cơ tạo cảm giác no lâu, đẩy lùi cơn đói nhanh chóng. Đây được coi là lý do quan trọng để khoai lang trở thành thực phẩm vàng để giảm cân.
Ăn khoai lang như nào để giảm cân hiệu quả
An khoai lang giảm cân là điều mà nhiều người biết đến và được các nhà khoa học chứng nhận. Vậy ăn khoai lang như nào để giảm cân hiệu quả nhất? Khoai lang tốt nhất bạn nên luộc, hấp, hoặc nướng. Không nên sử dụng khoai lang chiên vì có thêm chất béo hay khó tiêu nào từ dầu ăn. Nếu các bạn thích ăn khoai lang luộc, các bạn có thể tham khảo mẹo những mẹo luộc khoai lang ngon để ăn khoai thêm ngon miệng.Theo một số chị em, bữa trưa là thời điểm lý tưởng để lựa chọn món khoai lang cho mình. Vì hàm lượng can-xi trong khoai lang sau khi vào cơ thể cần tới 4-5h mới được cơ thể hấp thụ hết. Mặt khác, ánh sáng mặt trời buổi chiều rất tốt cho sự thúc đẩy sự hấp thụ can-xi của cơ thể. Khi cơ thể hấp thụ hết lượng can-xi cần thiết cũng là lúc cảm thấy hào hứng với bữa tối.
Tuy nhiên, không nên ăn khoai lang cùng quả hồng vì lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, từ đó làm tăng việc tiết axit dịch vị. Các men axit này kết hợp với chất tannin có trong quả hồng gây ra phản ứng tạo chất kết tủa, gây hại cho dạ dày. Lâu ngày có thể dẫn tới chảy máu hoặc viêm loét dạ dày.
Một số công dụng của khoai lang khác đối với sức khỏe con người
- Chống oxy hóa và chống viêm
- Chữa táo bón
- Trị biếng ăn
- Chữa quáng gà
- Chữa viêm tuyến vú
- Trị say tàu xe
- Phụ nữ băng huyết (Rau lang tươi một nắm rửa sạch, đem giã nát, lấy nước cốt uống.)
- Dành cho bà đẻ ít sữa (Lá khoai lang tươi non 250g, thịt lợn 200g thái chỉ. Xào chín thịt lợn rồi cho lá khoai lang đã mềm, thêm gia vị.)
- Chữa vàng da
- Và nhiều công dũng hữu ích của khoai lang khác nữa...
Những lưu ý khi ăn khoai lang
Không thể phủ nhận những tác dụng của khoai lang rất tốt cho sức khỏe con người và có thể chữa trị, phòng ngừa được nhiều bệnh. Tuy nhiên để phát huy hết công dụng của khoai lang thì chúng ta phải dùng đúng cách.- Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
- Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.
- Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.
- Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).
- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.
- Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.
- Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét