Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

 Những phát minh tiền sử không ngừng được khám phá trong vài thập niên gần đây vẫn đang thách đố tri thức và tầm hiểu biết của giới khoa học hiện đại.

Đối với những khám phá này, các nhà khoa học vẫn không làm cách nào hiểu được cách thức người tiền sử sử dụng để chế tạo ra những thứ như thế khi họ chưa có đủ phương tiện hay kiến thức. Hơn nữa, với công nghệ và tri thức hiện tại, con người căn bản vẫn không thể tiếp cận những phát minh hàng nghìn năm tuổi này, chứ chưa nói đến việc phục dựng chúng.
Sau đây là một trong những phát minh chúng tôi muốn đề cập:

1. Lửa Hy Lạp


Thuật ngữ “thủy hỏa công” bắt nguồn từ Hy Lạp, nhưng trong bộ phim truyền hình nhiều tập của Mỹ là Cuộc chiến Ngai vàng (Game of Thrones), từ này được dùng để miêu tả “lửa Hy Lạp”, vốn là công nghệ quân sự được hải quân Byzantine sử dụng để chống lại tàu đối phương.

Khoảng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 12, Đế quốc Byzantine dùng một chất bí ẩn để bắn vào tàu địch trong các trận hải chiến. Loại chất lỏng này được bắn qua đường ống hoặc vòi phun, có thể cháy trong nước, và chỉ có thể bị dập tắt bằng giấm, cát và nước tiểu.

Ngày nay, khoa học vẫn chưa tìm ra được loại hóa chất dùng làm vũ khí hóa học tạo lửa Hy Lạp. Đế chế cổ đại của Hy Lạp khư khư ôm giữ bí mật hải chiến này, chỉ truyền lại cho một số người nhất định, và cuối cùng mang theo về thế giới bên kia.

2. Mithridatium – Thuốc giải độc vạn năng

Người ta cho rằng loại “thuốc giải độc vạn năng” này được chế tạo ra bởi Vua Mithridates VI của đế quốc Pontus (năm 120 – 63 TCN), và được hoàn thiện bởi thầy thuốc riêng của Hoàng đế Nero.

Công thức gốc của loại thuốc này đã bị thất truyền. Theo Adrienne Mayor, một sử gia thuộc đại học Standford, trong bài viết năm 2008 có tựa đề “Lửa Hy Lạp, tên tẩm độc & bom bọ cạp: Chiến tranh sinh hóa trong thế giới cổ đại”, Mithridatium là công thức có thể giải trừ mọi độc tố.

Giáo sư Sergei Popov, một nhà nghiên cứu hàng đầu của Liên Bang Xô Viết, trước khi trốn thoát sang Mỹ, từng thực hiện công trình thử tái chế hợp chất này nhưng không thành công.

3. Archimedes – Vũ khí tia nhiệt



Nhà toán học Hy Lạp Archimedes, mất năm 212 TCN, đã phát triển một loại vũ khí tia nhiệt, thách đố những ai muốn phục dựng lại cách thức hoạt động của nó. Mayor đã mô tả loại vũ khí trên như “hàng dãy hàng dãy khiên đồng sáng bóng phản chiếu tia sáng Mặt trời vào chiến hạm kẻ thù”. Vào năm 2004, Adam Savage và Jamie Hyneman của kênh Discovery đã cố gắng tái tạo lại loại vũ khí này nhưng không thành công.

Chương trình thậm chí sau đó còn tuyên bố Archimedes chỉ là chuyện hoang đường. Tuy nhiên, đến năm 2005, các sinh viên học viện MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã phục dựng khá thành công Archimedes. Họ đã đốt cháy một chiếc tàu ở cảng San Francisco bằng cách sử dụng loại vũ khí 2.200 năm tuổi này.

Một loại vũ khí tia nhiệt khác được công bố vào năm 2001 bởi DARPA, bộ Quốc phòng Mỹ, sử dụng sóng cực ngắn để bắn xuyên qua “bề mặt da của nạn nhân, đốt đến 55oC, khiến nạn nhân bỏng rát”, theo giải thích của Mayor.

4. Thép Damascus



Lại một công nghệ nữa được nhắc đến trong phim Game of Thrones là thép Damascus. Thời Trung cổ, những thanh kiếm rèn từ thép Damascus được làm ra tại vùng Trung Đông với nguyên liệu thô là thép Wootz, xuất xứ từ châu Á. Thanh kiếm có độ bền chắc đến khó hiểu, vì người ta tin rằng chỉ khi công nghệ luyện kim phát triển thì người Trung cổ mới có thể tạo nên được loại thép bền chắc như thế. Theo sử ký lâu nhất mà chúng ta có được, loại thép này được biết đến ít nhất từ thời 300 năm trước Công Nguyên. Đến thế kỷ 18, kỹ thuật rèn kiếm này đột nhiên bị thất truyền.
Theo các nhà khoa học hiện đại, công nghệ tạo ra loại thép này chỉ có được sau thời cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên, bí mật công nghệ chế tạo thép Damascus mới được khám phá khi các nhà khoa học có thể phục dựng nó trong phòng thí nghiệm thông qua việc sử dụng kính hiển vi điện tử và công nghệ nano. Theo đó, giả thiết được đặt ra là các hợp chất được dùng trong lĩnh vực xây dựng đã có phản ứng hóa học ở cấp độ lượng tử.
Như vậy, cách đây 2300 năm, con người chưa biết đến kỹ thuật lượng tử, cũng chẳng có công nghệ nano lẫn công cụ tinh vi, thì họ dùng cách gì để luyện ra loại thép này. Đây trở thành bí ẩn nan giải đối với khoa học.

5. Vitrum Flexile – Loại vật liệu siêu quý giá




Hiện tồn tại ba bản ghi chép về một loại vật liệu được biết đến với cái tên “thủy tinh dẻo”. Hiện người ta không rõ rằng loại chất liệu này có tồn tại hay không.

Câu chuyện về loại chất liệu này lần đầu tiên được Petronius, mất năm 63 sau Công Nguyên, nhắc đến.

Trong ghi chép của Petronius, một người thợ thủy tinh đã dâng cho hoàng đế Tiberius, Hoàng đế thứ 2 của La Mã, năm 14 – 37, xem một lọ thủy tinh. Khi nhà vua trao lại cho người thợ chiếc lọ, ông đã vuột tay đánh rơi nó xuống đất. Kỳ lạ là chiếc bình chỉ hơi móp méo, chứ không vỡ, và người thợ làm kính nhanh chóng gõ nó trở lại hình dạng ban đầu. Lo sợ các loại kim loại quý như vàng, bạc sẽ bị giảm giá trị, Tiberius đã ra lệnh chém đầu người thợ để bí mật về “thủy tinh dẻo” bị chôn vùi mãi mãi.

Trưởng lão Pliny, học giả La Mã mất năm 79, cũng có lần kể lại câu chuyện này. Theo ông, câu chuyện được truyền lại qua nhiều thế hệ, nhưng không nhất định chính xác.

Một phiên bản khác được Dio Cassius kể lại vài trăm năm sau đó. Nhân vật này cải biên chi tiết người thợ thủy tinh thành ảo thuật gia, và người này đã thực thiện thủ thuật gom thủy tinh bị vỡ trên sàn, và ghép lại thành chiếc bình lành lặn bằng đôi tay trần.
Năm 2012, công ty chế tạo kính Corning đã giới thiệu loại “kính liễu” dẻo với đặc tính chịu nhiệt và đủ dẻo để có thể cuộn lại, thuận lợi trong việc chế tạo các tấm pin năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, loại kính này vẫn chưa đạt tới trình độ có thể hàn gắn lại sau khi vỡ vụn.

Nếu người làm thủy tinh La Mã bất hạnh kia đã thật sự sáng chế ra được loại thủy tinh dẻo, thì quả thật ông đã sở hữu công nghệ vượt quá thời đại hàng nghìn năm.

Những phát minh đề cập trên chỉ là con số tượng trưng cho muôn vàn công nghệ khác đã được phát minh ra với nền tảng khoa học thời tiền sử, những người cố chấp cho rằng có thể đấy chỉ là sản phẩm “ăn may” hay ngẫu nhiên. Tuy nhiên, sự ăn may này không dễ gì được nhân rộng bằng máy móc và công nghệ hiện đại.

Một số giải thích khác dễ chấp nhận hơn được tìm thấy qua những bộ phim Hollywood gần đây, như “Mật mã Da Vinci” cho rằng các khoa học gia vượt trước thời đại này buộc lòng phải giấu kín những phát minh và tài năng của mình vì những kì thị và bắt bớ của chính quyền. Họ cũng là đối tượng bị săn lùng bởi những kẻ ích kỷ và cuồng tín trong tôn giáo, không dễ chấp nhận những gì khác lạ và ảnh hưởng đến quyền lợi tôn giáo mà họ đang cố bảo vệ.

Hoặc còn nhiều lý do khác nữa, mong bạn đọc có thời gian cùng tìm hiểu thêm.

Bruce Phan – Theo Mind Unleashed




















0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Categories

Popular Posts

Blogger Templates